Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Phó mặc bệnh nhân cho bệnh viện

Bệnh viện phải có trách nhiệm cứu chữa bệnh nhân nhưng khi bệnh đã khỏi, được cho ra viện thì người nhà, người thân lại "lặn một hơi", trốn tránh trách nhiệm. Hậu quả là BV phải gánh chịu, lo ăn, lo tắm giặt, lo chăm sóc...



Kỳ 1: Khi máu mủ cũng... cạn 

Vòng quanh rồi lại về bệnh viện 

BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị cho một bệnh nhân nữ tên N., 54 tuổi, bị tai biến, liệt nửa người, ở phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bệnh nhân này có 4 người con và có người ruột thịt ở Hà Nội, nhưng không hiểu lý do gì, bà đã bị bỏ rơi lại bệnh viện. 

Chăm sóc bệnh nhân tại BV Nhiệt đới. Ảnh: TM

Chăm sóc bệnh nhân tại BV Nhiệt đới. Ảnh: TM 
20% tiền viện phí của bệnh nhân chưa được thanh toán nhưng các bác sĩ vẫn tiếp tục chăm sóc bà N. như người thân trong gia đình.

Thông cảm với hoàn cảnh của bà, các y tá, hộ lý thay phiên nhau chăm sóc thường xuyên, từ cắt móng tay, móng chân đến việc vệ sinh cá nhân. Vì bà N. phải nằm bất động, cần phải thay đổi tư thế nằm để tránh hoại tử nên dù bệnh nhân trong khoa rất đông nhưng các thầy thuốc thay nhau cử người theo dõi, cho ăn 6 giờ/ lần qua ống xông...

"Trách nhiệm của người thầy thuốc, thấy bệnh nhân như vậy, chúng tôi không thể bỏ mặc, kể cả bệnh nhân không có tiền vẫn phải chăm vì không thể thấy chết mà không cứu. Mặc dù trong khoa vẫn còn nhiều bệnh nhân nặng và các y tá, hộ lý cũng quá tải nhưng không thể để bệnh nhân nằm một mình mà không được ăn uống, chăm sóc..." - BS. Điền nói.
TS. Trần Phương Thúy, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp cho biết, bệnh nhân bị chấn thương tủy cổ, được mổ cấp cứu tại BV Bưu Điện. Sau khi mổ, bệnh nhân được chuyển sang điều trị phục hồi chức năng thì bị viêm phổi và đưa vào BV Bệnh Nhiệt đới để điều trị. Bệnh nhân nhập viện điều trị từ trước Tết, nhưng không có người nhà đến chăm sóc thường xuyên, thi thoảng có người họ hàng qua lại hỏi han và thuê một người giúp việc để chăm sóc. Tuy nhiên, do làm hơn 1 tháng mà người giúp việc không được trả lương nên họ đã thôi việc. Bệnh nhân vẫn ở lại BV và được các bác sĩ, y tá thay nhau chăm sóc. 

Đến sau Tết, sức khỏe bệnh nhân hồi phục, BV gọi điện cho người nhà đến làm thủ tục ra viện, nhưng các số điện thoại được lưu trong hồ sơ bệnh án đều không liên lạc được. Sau này, BV liên hệ với con gái bệnh nhân, nhưng cô gái cũng không đóng viện phí vì cho rằng mình là con gái nên không có trách nhiệm chi trả.

Lần theo địa chỉ ghi trong hồ sơ, BV đã cử BS. Nguyễn Thanh Bình xuống nhà bệnh nhân. Nhờ sự giúp đỡ của Công an phường Đồng Xuân nên đã tìm được tới gia đình người em trai. Tại đây, em trai bệnh nhân đã gọi điện cho các con của chị N. đến gặp bác sĩ, nhưng không ai có mặt. 


Chỉ còn lại tấm lòng thầy thuốc 

Trao đổi với phóng viên về trường hợp của bà N., BS. Vũ Minh Điền, người trực tiếp điều trị ở BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, mặc dù, đến thời điểm này, số tiền điều trị của bà N. được BHYT thanh toán 80%, chỉ còn lại

Còn TS. Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân không có người thân chăm sóc, họ bị bỏ rơi, bệnh viện đã phải cử người để chăm nom. Bác sĩ phải làm đúng trách nhiệm lương tâm của một thầy thuốc; bệnh nhân có thể bị gia đình bỏ rơi, chứ các thầy thuốc không bao giờ bỏ rơi bệnh nhân của mình. 
Lần thứ hai, BS. Nguyễn Thanh Bình lại đến UBND phường Đồng Xuân, nhờ có sự phối hợp nhiệt tình của phường, đã mời được người anh trai bệnh nhân đến làm việc 3 bên: người nhà - UBND phường và bệnh viện. Người anh trai hứa sẽ đón bệnh nhân về BV Thanh Nhàn để điều trị. Nhưng khi mọi thủ tục đã được hoàn tất, người anh trai bệnh nhân đã biến mất. Các bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới lại đưa bệnh nhân trở lại BV để tiếp tục điều trị và cắt cử bác sĩ, y tá nhân viên chăm sóc.

Tại Trung tâm Chống độc BV Bạch Mai, phóng viên ghi nhận trường hợp bệnh nhân N.H.T.N, 27 tuổi đang nằm điều trị ở đây vì bị ngộ độc amphetamin do dùng ma túy tổng hợp. Người nhà N. ngày một lần thuê người đưa thức ăn và vài thứ đồ dùng vào bệnh viện, còn lại mọi việc "phó mặc" bác sĩ và y tá.

Trao đổi với phóng viên, N. chua xót, "em nghiện ma túy, bị sốc thuốc, mẹ em cho em nhập viện, bà ấy chỉ đưa vào đây rồi đi về. Một ngày thuê người chẳng quen biết mang đồ vào cho em, đã là thằng nghiện thì chữa làm quái gì nữa, phải không chị. Bà ấy bỏ em là phải...".

Theo Nguyễn Hồng 

Sức khoẻ & Đời sống

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét