Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013

Một dị tật cần chữa trị sớm ở bé trai

Lỗ đái lệch thấp là một dị tật bẩm sinh ở nam giới. Ðây là một dị tật gặp khá phổ biến. Tỷ lệ mắc bệnh theo các thống kê trên thế giới là từ 1/200 tới 1/1.000 nam giới. Theo nghiên cứu ở Việt Nam, tỷ lệ dị tật này vào khoảng 1/350 trẻ trai sau sinh. Với dân số của nước ta là 90 triệu thì số lượng bệnh nhân này là một con số đáng kể. Dị tật này không gây chết người nhưng ảnh hưởng xấu tới tâm lý bệnh nhân, gia đình và tương lai của người bệnh.



Biểu hiện bệnh

Trước đây, dị tật này được mổ chữa thành nhiều lần, thường trên 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 6 tháng tới 1 năm và có bệnh nhân phải chịu mổ trên chục lần mà chưa đạt kết quả.

Từ năm 1984 tới nay, Khoa Phẫu thuật nhi Bệnh viện Việt Đức đã tiến hành mổ chữa dị tật này bằng phương pháp mổ một lần và đạt tỷ lệ thành công cao. Đã có rất nhiều bệnh nhân đã lấy vợ, sống hạnh phúc và có con bình thường.

Tuổi để mổ chữa tốt là từ 2 - 4 tuổi. Mổ ở tuổi này sẽ giúp bộ phận sinh dục phát triển bình thường, tránh sự căng thẳng về tâm lý cho bệnh nhân và gia đình. Khi đi học, trẻ tự tin, hết mặc cảm với bệnh và hòa nhập vui vẻ với bạn bè.
 

Bố mẹ bệnh nhân cũng phải chịu đựng một nỗi khổ tâm như vậy. Họ cũng muốn giấu kín bệnh của con mình, thậm chí giấu cả ông bà nội ngoại của đứa trẻ. Bệnh tật của con có khi trở thành nỗi bất hòa của bố mẹ. Có trường hợp người chồng đổ lỗi cho người vợ và đòi ly dị, nhưng đứa con với người vợ thứ hai lại bị dị tật ở hậu môn nên cả hai người vợ lại đổ lỗi cho chồng là nguyên nhân gây bệnh tật cho con mình. 

Mối quan tâm của bố mẹ bệnh nhân là bệnh của con họ có chữa được không, khi nào đi chữa, chữa ở đâu, có thể lấy vợ và có con được không? 
Một dị tật ở bé trai cần chữa trị sớm 1Dị tật lỗ đái lệch thấp ở trẻ cần được phẫu thuật sớm.

Dị tật dễ nhận biết và chữa được

Chữa dị tật này gồm hai vấn đề: Chuyển dương vật về đúng vị trí và làm dương vật thẳng khi cương cứng đồng thời phải tạo thêm một ống nữa nối từ lỗ đái bị thấp tới đỉnh qui đầu để dẫn nước tiểu và dẫn tinh sau này. 

Lỗ đái đổ ra không đúng ở đỉnh qui đầu mà đổ ra ở mặt dưới của dương vật, bìu và đáy chậu (ở vị trí từ gốc bìu tới lỗ hậu môn). Do vậy, bệnh nhân không tiểu tiện một cách bình thường mà có khi phải đái ngồi như con gái, thậm chí tia nước tiểu còn vọt ra phía sau mông. Khi lỗ đái ở thấp về phía dưới thì lỗ đái thường rộng còn khi lỗ đái ở gần phía qui đầu thì lỗ đái thường bị hẹp và bệnh nhân đái khó, tia đái nhỏ. Dương vật thường bị cong ở các mức độ khác nhau, có thể cong như hình chữ C và có trường hợp nặng thì bị kéo gục vào giữa bìu nên nếu nhìn nghiêng thì không thấy dương vật và bìu tách đôi. Bao qui đầu bị thiếu hụt ở mặt dưới nên trông giống cái "tạp dề". Có thể kèm theo một số dị tật khác như: tinh hoàn chưa xuống bìu hoặc dị tật ở đường tiết niệu...

Do bất thường về bộ phận sinh dục ngoài và động tác tiểu tiện nên bệnh nhân cùng gia đình rất lo lắng và muốn giấu bệnh. Trẻ có tật này thường không muốn cho ai xem bộ phận sinh dục ngoài. Khi đi học, trẻ thường phải nhịn đi tiểu. Khi bị bạn bè phát hiện, những trẻ này thường bị chế giễu và bị đặt các biệt hiệu như "chim rụt", "cụt chim'', "con gái", "pháo không nòng"... và có trường hợp trẻ không dám đi học nữa vì sợ những lời đàm tiếu, trêu chọc... Có trẻ đã phát biểu rằng "thà bị cụt một tay hoặc một chân còn hơn bị bệnh này"...

Trong vài năm gần đây, phần lớn bệnh nhân đến mổ chữa là dưới 4 tuổi, nhưng vẫn còn những bệnh nhân tới khám chữa bệnh muộn như trên 10 tuổi, 15 tuổi, thậm chí có gia đình có ba anh em mà người anh cả đã 38 tuổi mới đi điều trị. 

Hy vọng và mong các bậc cha mẹ khi thấy con mình có dấu hiệu bất thường thì nên đưa đi khám để chữa sớm. 

PGS.TS. Trần Ngọc Bích

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét